Ngày Động vật trang trại thế giới

01 October 2024

Hôm nay là Ngày Động vật trang trại thế giới, một ngày mà tất cả chúng ta đều được khuyến khích xem xét cách lựa chọn lối sống của chính mình tác động đến những loài động vật mà chúng ta cùng chung sống. Ở đây, chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn ba loài động vật trên cạn được chăn nuôi nhiều nhất, đó là bò, gà và lợn.

 

Photo by Freepik

 

Bò là động vật xã hội, thích sống theo bầy đàn lớn. Chúng phát triển tình bạn thân thiết với các cá thể trong đàn, chuốt lông cho nhau, phát triển mạng lưới xã hội và hệ thống phân cấp. 

 

Bò có thể nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ riêng. Chúng có tông giọng riêng biệt để bày tỏ cảm xúc như thể hiện niềm vui, sự thất vọng, phấn khích, căng thẳng hay tức giận với đồng loại bằng những thay đổi tinh tế trong cách phát âm mà chỉ bò mới hiểu được. Bò có gen cảm thụ khứu giác nhiều thứ hai trong thế giới tự nhiên (sau loài voi) và một số lượng lớn các tuyến mùi, do đó sự giao tiếp hóa học đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của chúng.

 

Do tính xã hội cao và khả năng giao tiếp tuyệt vời, bò phát triển một sự thấu hiểu lẫn nhau dựa trên hành vi, dấu hiệu thị giác, mùi và tiếng kêu.Khi bị căng thẳng, chúng sẽ tìm kiếm một cá thể khác mà không bị căng thẳng, và sẽ lựa chọn tiếp xúc xã hội thay vì thức ăn.

 

Bò là những bà mẹ tuyệt vời trong việc bảo vệ và giữ an toàn cho bê con để chúng lớn lên. Bò cũng phát triển cộng đồng bò mẹ để hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng những chú bê con, chia sẻ trách nhiệm trông nom với nhau. Bởi mối liên hệ xã hội chặt chẽ mà bò có nhiều biểu hiện đau khổ khi bị tách khỏi đàn. Nếu bị chia cắt với bê con, bò mẹ sẽ gọi rống lên nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày, và bê con cũng biểu hiện các dấu hiệu hành vi như bị trầm cảm. 

 

Ngoài sự phức tạp về mặt cảm xúc, bò cũng là loài giải quyết vấn đề giỏi và thể hiện sự thích thú và phấn khích khi tìm ra giải pháp cho một vấn đề. Bò cũng có trí nhớ dài hạn tuyệt vời.

 

Gà mái

 

Photo by Freepik

 

Gà cũng là những động vật xã hội, dành thời gian với bạn bè để đồng bộ hóa các hoạt động kiếm ăn, nghỉ ngơi và chải chuốt lông. Chúng hiểu được 'ngôn ngữ' của nhau, hiểu các tín hiệu cảm xúc và ý định do những chú gà khác khác phát ra thông qua tư thế, biểu hiện và tiếng kêu. Tất cả đều cung cấp những thông tin tinh tế về việc chúng đang cảm thấy tốt hay xấu, vui hay buồn.

 

Gà mái cũng hiểu được những tiếng kêu khác nhau truyền tải ý nghĩa với một thông điệp để cảnh giác hay hành động. Gà mẹ giao tiếp với gà con ngay trước cả khi trứng nở bằng cách “nói chuyện” hoặc kêu gừ gừ. Khi gà con nở, gà mẹ làm mọi thứ trong khả năng của mình để giữ an toàn cho con, hiểu đàn con và tình huống mà chúng có thể gặp phải nếu chúng không quay trở lại với mẹ hoặc không biết mình đang gặp nguy hiểm. 

 

Những chú gà con sẽ chơi đùa và đuổi bắt nhau, hoặc chơi độc lập với những đồ vật mà chúng tìm thấy trong khi khám phá thế giới, và chúng sẽ học hỏi cách tìm thức ăn và giải quyết các thử thách thông qua quan sát hành động của gà mẹ.

 

Quá trình học tập được hỗ trợ bởi thực tế là gà có khả năng ghi nhớ tuyệt vời, hữu ích trong việc nhận ra tất cả các con gà khác cũng như giúp chúng hình thành hình ảnh tinh thần về mọi việc trong môi trường của chúng. 

 

Gà có thể nhận ra cách suy nghĩ của đồng loại. Chúng nhận thức được mỗi cá thể là riêng biệt, sử dụng tư duy logic và giúp gà mái hiểu nhau, biết được những cá thể gà mái khác đang cảm thấy thế nào hoặc ý định của chúng tiếp theo là gì.

 

Gà thậm chí còn đã được chứng minh là có khả năng thực hiện số học cơ bản và hiểu biết về các con số, khả năng đếm để theo dõi số lượng của một vật thể mong muốn. Và cuối cùng, gà có khả năng nhận thức các khoảng thời gian, hình thành kỳ vọng và dự đoán tương lai. 

 

Lợn

 

Photo by Freepik

 

Lợn là loài sống theo bầy đàn, dành thời gian với bầy đàn để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Chúng nhận ra bạn bè trong nhóm xã hội của mình bằng thị giác và mùi hương đặc trưng của từng cá thể.

Lợn hiểu được “ngôn ngữ” của đồng loại, chúng nhận biết những tín hiệu cảm xúc được phát ra thông qua hành vi, mùi, tiếng kêu, biểu cảm khuôn mặt, chuyển động của tai, đuôi. Tất cả những tín hiệu này đều cung cấp thông tin một cách tinh tế về việc chúng đang cảm thấy tốt hay xấu, vui hay buồn.

Lợn mẹ bảo vệ con mình khỏi bị làm hại, làm cho lợn con một cái tổ thoải mái để nghỉ ngơi, đáp ứng nhu cầu của lợn con khi chúng gọi, và thậm chí còn “hát” với con khi chúng đang bú để giữ cho con cái bình tĩnh và thư giãn.

 

Lợn có khả năng ghi nhớ tuyệt vời, hữu ích trong việc nhận ra những chú lợn khác cũng ghi nhớ giải pháp cho các vấn đề phức tạp và có thể nhớ lại những ký ức đó để giải quyết cùng một vấn đề một lần nữa trong tương lai. 

 

Sự phức tạp về hành vi và linh hoạt về tinh thần của lợn cũng có nghĩa là chúng có thể giải quyết các vấn đề phức tạp như cách tìm món ăn được giấu đi và ghi nhớ các giải pháp này để giúp chúng một lần nữa trong tương lai. 

 

Vào Ngày động vật trang trại này, hãy dành chút thời gian để xem xét những loài động vật này như một cá thể riêng biệt, xem xét khả năng cảm xúc và nhận thức phức tạp của chúng cũng như cuộc sống phức tạp và hữu ích nếu chúng được lựa chọn.

Hãy suy nghĩ về hành vi cá nhân của bạn và cách chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của lợn, gà, bò và các loài động vật nuôi khác và cố gắng thực hiện những thay đổi dù lớn hay nhỏ trong hành vi của bạn để có tác động tích cực đến cuộc sống của động vật.

Bài viết: Dave Neale, Giám đốc toàn cầu về Tri giác và Phúc lợi động vật, Tổ chức Động vật Châu Á

Lược dịch: Phòng Truyền thông và giáo dục, Tổ chức Động vật Châu Á

 


BACK